Các sự kiện trước cuộc chiến tranh Cuộc tấn công Iraq 2003

Các chú thích của cuộc họp về những lý do có thể được sử dụng để biện minh cho cuộc xâm lược Iraq

Sau vụ khủng bố ngày 11/9, đội an ninh quốc gia của chính quyền Bush đã thảo luận nghiêm túc về một cuộc xâm lược Iraq. Tổng thống Bush đã bàn bạc với Bộ trưởng Quốc phòng Rumsfeld vào ngày 21 Tháng 11 và đưa ra những chỉ đạo cho Rumsfield về việc tiến hành kế hoạch xâm chiếm Iraq có mật danh “OPLAN 1003” [48].

Tổng thống Bush bắt đầu công khai ý định của ông về một cuộc can thiệp quân sự vào Iraq trong Bản Thông điệp Liên bang tháng 1 năm 2002, trong đó ông gọi Iraq là một trong ba thành viên của “Trục Ma quỷ” (cùng với IranBắc Triều Tiên) và tuyên bố rằng "Hoa Kỳ sẽ không cho phép các chế độ nguy hiểm nhất thế giới này đe dọa chúng ta bằng thứ vũ khí nguy hiểm nhất thế giới" [49]. Bush cũng thể hiện quyết tâm lật đổ chính quyền Saddam Hussein của Hoa Kỳ với cộng đồng quốc tế trong bài phát biểu ngày 12 tháng 9 năm 2002 trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc [50].

Vào tháng 10 năm 2002, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua " Nghị quyết Iraq", cho phép Tổng thống "sử dụng mọi biện pháp cần thiết" để chống lại Iraq. Hầu hết người Mỹ tin rằng Saddam đang sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt. Đến tháng 2 năm 2003, 64% người Mỹ ủng hộ tiến hành một chiến dịch quân sự nhằm lật đổ Saddam Hussein [51].

Vào ngày 5 tháng 2 năm 2003, Ngoại trưởng Colin Powell đã có một bài phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để đưa ra bằng chứng cho thấy chính quyền Iraq đang che giấu việc sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tuy nhiên, các thông tin mà Powell nêu ra hầu hết đều dựa trên tuyên bố của Rafid Ahmed Alwan al-Janabi, mang biệt danh "Curveball", là một người Iraq đang sống lưu vong ở Đức thời điểm đó. “Curveball” kể rằng anh ta từng là một kỹ sư hóa học làm việc tại một nhà máy sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt bí mật của Iraq, và CIA đã sử dụng lời khai của “Curveball” làm cơ sở để cáo buộc chính quyền Saddam vẫn chưa từ bỏ chương trình chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tuy vậy câu chuyện của Al-Janabi về sau đã được Nhóm điều tra về Iraq của chính phủ Mỹ xác nhận là không chính xác [30]. Có thể thấy việc chính phủ Mỹ một mực khẳng định rằng Iraq “sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt” hoàn toàn là do thông tin tình báo bị sai lệch, và Mỹ không hề ngụy tạo bằng chứng để làm cớ cho việc tiến hành chiến tranh.

Vào tháng 3 năm 2003, Hoa Kỳ cùng với các đồng minh của họ là Vương quốc Anh, Ba Lan, Úc, Tây Ban Nha, Đan MạchÝ đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc xâm lược Iraq với một loạt các động thái quân sự, trong khi Pháp, Đức, Canada cùng với Nga đã phản đối kế hoạch này và kêu gọi một giải pháp ngoại giao. Trong một bài phát biểu trước toàn quốc vào ngày 17 tháng 3 năm 2003, Bush yêu cầu Saddam và hai con trai của ông ta là Uday và Qusay hãy đầu hàng và rời khỏi Iraq trong vòng 48 giờ [52].

Hạ viện Anh đã tổ chức một cuộc bỏ phiếu để quyết định về việc nên hay không nên tiến hành chiến tranh vào ngày 18 tháng ba năm 2003, và kết quả là số nghị sĩ ủng hộ chiến tranh đã áp đảo với 412 phiếu [53]. Có ba bộ trưởng thuộc chính phủ Anh đã từ chức để phản đối cuộc chiến là John Denham, Lord Hunt of Kings Heath, và lãnh đạo Hạ viện Robin Cook.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cuộc tấn công Iraq 2003 http://abcnews.com/Blotter/iraqi-defector-al-janab... http://www.cbsnews.com/stories/2003/01/23/opinion/... http://www.cbsnews.com/stories/2004/01/09/60minute... http://archives.cnn.com/2001/WORLD/europe/09/12/mi... http://www.cnn.com/ELECTION/2000/conventions/repub... http://www.costofwar.com/ http://articles.latimes.com/2007/mar/19/world/fg-s... http://www.upi.com/Top_News/Special/2010/03/08/198... http://www.usnews.com/usnews/news/iraq/articles/fi... http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/articles/A428...